GIẢI PHÁP CHO BÀ BẦU BỊ RỐI LOẠN TIÊU HÓA ĐAU BỤNG

Rối loạn tiêu hóa khi mang thai là một vấn đề thường gặp ở hầu hết các mẹ bầu. Mặc dù không nó không gây nguy hiểm cho sức khỏe nhưng không phải vì vậy mà các mẹ chủ quan không chữa trị. 

Vì nếu không được khắc phục và điều trị kịp thời thì tình trạng này ngày càng tiến triển nặng hơn, gây khó chịu và sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe của người mẹ. 

Vậy nguyên nhân của rối loạn này là gì? Biểu hiện của nó ra sao?  Giải pháp của nó như thế nào? Mời bạn cùng đọc và tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.

1. Nguyên nhân làm cho bà bầu bị rối loạn tiêu hóa 

Có rất nhiều nguyên nhân gây rối loạn tiêu hóa ở bà bầu dưới đây là các nguyên nhân phổ biến nhất:

Nguyên nhân làm cho bà bầu bị rối loạn tiêu hóa
Nguyên nhân làm cho bà bầu bị rối loạn tiêu hóa

1.1 Thay đổi nội tiết tố 

Trong thời kỳ mang thai cơ thể người mẹ có nhiều thay đổi đặc biệt thay đổi về nồng độ hormon.

  • Hàm lượng hormone Progesterone của người mẹ tăng cao hơn so với bình thường dẫn đến giảm nhu động ruột là nguyên nhân dẫn đến hội chứng rối loạn tiêu hóa dẫn đến hậu quả là thức ăn bị tiêu hóa chậm và dẫn đến tình trạng táo bón ở người mẹ. Táo bón gặp ở hầu hết các bà bầu gây ảnh hưởng đến quá trình hấp thụ dinh dưỡng hàng ngày của cơ thể mẹ.
  • Khi nồng độ Progesterone tăng còn làm giảm sự vận động của các van nối giữa thực quản và dạ dày làm cho thức ăn và acid ở dịch vị dạ dày trào ngược trở lại thực quản dẫn đến triệu chứng ợ hơi, đầy hơi, đầy bụng, chán ăn, ăn không tiêu.

1.2 Khi tử cung phát triển làm thay đổi thể chất 

  • Theo thời gian, thai nhi dẫn phát triển lớn dần trong bụng mẹ do đó kích thước tử cung cũng phải tăng theo tỉ lệ thuận với kích thước của bào thai để có thể bao bọc, bảo vệ được thai nhi.
  • Kích thước của tử cung tăng sẽ chèn ép các cơ quan nội tạng khác của cơ thể. Khi đó ruột già sẽ bị ép lại đồng thời ruột non bị đẩy lên làm cho tình trạng táo bón ngày càng nhiều hơn, đặc biệt ở giai đoạn 3 tháng cuối thời kỳ bào thai.

1.3 Do tác dụng phụ của một số thuốc, thực phẩm chức năng 

Trong thời kỳ mang thai, người mẹ tường được các bác sĩ chỉ định sử dụng các thực phẩm chức năng, một số thuốc, viên uống bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng cho cơ thể thai nhi phát triển.

  • Sắt là viên uống mà được các mẹ bầu sử dụng nhiều nhất, nó có tác dụng giúp phòng chống thiếu máu dinh dưỡng. Ngoài ra các viên bổ sung sắt rất cần thiết và có tác dụng tốt cho thai nhi nhưng bên cạnh đó viên uống cũng gây tác dụng phụ biểu hiện rõ nhất là gây táo bón ở người mẹ. 

Nếu sử dụng sắt không theo chỉ định của bác sĩ, uống quá liều sẽ có các tác dụng không mong muốn ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ bầu. Vì vậy trước khi uống cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng.

  • Ngoài viên uống bổ sung sắt các bà mẹ thường sử dụng một số thực phẩm chức năng khác để hỗ trợ sức khỏe và nâng cao sức đề kháng cho cơ thể nếu đúng liều lượng, đúng chỉ định thì sẽ có kết quả tốt. Nếu nó được lạm dụng sử dụng bừa bãi sẽ gây các tác dụng phụ rõ ràng nhất là dễ bị táo bón

1.4 Do một số nguyên nhân khác 

Rối loạn tiêu hóa của người mẹ còn do nguyên nhân sau:

  • Cơ thể người mẹ nhạy cảm hơn: Trong thời kỳ mang thai, nội tiết tố trong cơ thể người mẹ có nhiều thay đổi là cho cơ thể người mẹ nhạy cảm hơn với các yếu tố ngoài môi trường, vi khuẩn, virus. Khi đó bà bầu sẽ thay đổi khẩu vị ăn, nhạy cảm hơn với các đồ ăn đặc biệt là thức ăn bị nhiễm khuẩn. Điều này dẫn đến rối loạn tiêu hóa ở người mẹ biểu hiện ở triệu chứng tiêu chảy.
  • Một số mẹ bầu còn không thể tự hấp thụ được lactose có trong các loại sữa dành cho bà bầu cũng có thể gây tình trạng tiêu chảy.
  • Ngoài các nguyên nhân khách quan rối loạn tiêu hóa của bà bầu cũng đến từ nguyên nhân chủ quan từ các bà mẹ: Do thói quen lười vận động, lười tập thể dục, chế độ ăn thiếu chất xơ, ăn đồ ăn và thức uống lạ, sinh hoạt không điều độ, không bổ sung các vitamin cần thiết cho cơ thể,….

2. Các biểu hiện rối loạn tiêu hóa thường gặp khi mang thai 

Khi mang bầu đặc biệt trong các thời kỳ thai nghén, mẹ bầu thường ăn những món ăn mà cơ thể họ thích. Tuy vậy, không phải lúc nào hệ tiêu hóa cũng có thể tiêu hóa và hoạt động tốt sẽ dễ dẫn đến tình trạng rối loạn tiêu hóa.

Các biểu hiện rối loạn tiêu hóa thường gặp khi mang thai
Các biểu hiện rối loạn tiêu hóa thường gặp khi mang thai

Dưới đây là các biểu hiện của rối loạn tiêu hóa thường gặp nhất trong thời kỳ mang thai

  • Buồn nôn, nôn khan: Buồn nôn là một trong các dấu hiệu của rối loạn tiêu hoá và là dấu hiệu phổ biến nhất đặc biệt trong giai đoạn thai nghén ( 3 tháng đầu thai kỳ). Lúc này cơ thể người mẹ rất nhạy cảm với đồ ăn thức uống như đồ ăn có mùi tanh, mùi nặng, nhiều dầu mỡ sẽ rất dễ dẫn đến tình trạng buồn nôn.
  • Thèm ăn hoặc chán ăn: Khi mang thai có giai đoạn người mẹ thèm ăn dữ dội một món gì đó hoặc ghê sợ đối với một số món là khá phổ biến. Đó là một biểu hiện của tình trạng rối loạn tiêu hóa khi mang thai, làm cho các tế bào vị giác của người mẹ nhạy cảm hơn so với sinh thường. 

Để cải thiện tình trạng này mẹ bầu nên ăn các món ăn mà người mẹ thèm và nên tránh xa các đồ ăn gây buồn nôn nhưng vẫn đảm bảo được đầy đủ chất dinh dưỡng và đảm bảo vệ sinh ăn uống tránh ăn đồ ăn tươi sống gây ảnh hưởng xấu đến hệ tiêu hóa.

  • Ợ hơi, ợ nóng, đầy bụng, khó tiêu: Đây cũng là biểu hiện của rối loạn tiêu hóa trong thời kỳ mang thai. Do một số rối loạn hormon trong cơ thể làm cho acid trong dạ dày bị trào ngược lên thực quản và gây ra tình trạng ợ nóng.
  • Chậm tiêu: Vấn đề thường gặp trong rối loạn tiêu hóa ở phụ nữ có thai. Tình trạng này có thể kéo dài nhiều ngày và sẽ gây ra nhiều phiền toái, gây mệt mỏi, khó chịu đối với các mẹ bầu.
  • Tiêu chảy kéo dài hơn 1 ngày kèm theo triệu chứng sốt cao, đau bụng, tiêu chảy ra máu, chất nhầy, hoa mắt, chóng mặt, khô miệng.
  • Đau quặn bụng, thành cơn.

3. Giải pháp cho mẹ bầu dễ chịu hơn khi bị rối loạn tiêu hóa 

Khi có các triệu chứng lâm sàng về rối loạn tiêu hóa, mẹ bầu tốt nhất nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để được hỗ trợ và điều trị kịp thời. Dưới đây là một số giải pháp giúp cải thiện và hạn chế tình trạng rối loạn tiêu hóa ở bà bầu mà các mẹ có thể tham khảo bao gồm:

Giải pháp cho mẹ bầu dễ chịu hơn khi bị rối loạn tiêu hóa
Bà bầu là đối tượng dễ bị rối loạn tiêu hóa

Uống nhiều nước

  • Không chỉ bà bầu mà tất cả mọi người đều cần phải bổ sung đủ nước đề cơ thể có thể hoạt động một cách bình thường.
  • Để hạn chế được tình trạng rối loạn tiêu hóa, mẹ bầu nên bổ sung cho cơ thể nhiều nước lọc trung tình khoảng 2,5 lít nước mỗi ngày. Ngoài nước lọc mẹ bầu cũng có thể lựa chọn nước ép hoa quả, rau củ, nước canh vì thực phẩm này có thể vừa cung cấp nước, vừa bổ sung một số loại vitamin và chất khoáng cần thiết cho cơ thể.

Lưu ý: Trong quá trình uống bổ sung nước, nước phải đảm bảo là nước đun sôi để nguội hoặc nếu sử dụng nước ép phải chú ý đến đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

Dùng thêm các sản phẩm chất xơ 

Nếu cơ thể cung cấp được đẩu các chất xơ cần thiết cho cơ thể thì mẹ bầu sẽ hạn chế được tình trạng táo bón. Theo khuyến cáo, mỗi ngày mẹ bầu nên bổ sung khoảng 30g chất xơ. Nhưng thực tế đa số mẹ bầu đều không đáp ứng đủ hàm lượng trên.

Mẹ bầu hãy ăn các sản phẩm giàu chất xơ như các loại trái cây, rau xanh, ngũ cốc,… giúp cho hệ tiêu hóa được cải thiện hoạt động tốt hơn.

Uống men tiêu hóa 

Men tiêu hóa có tác dụng hỗ trợ đường ruột tiêu hóa thức ăn, ổn định đường ruột, điều trị các bệnh về rối loạn tiêu hóa.

Khi mẹ bầu bị táo bón thì nên sử dụng thuốc nhuận tràng giúp làm mềm phân để giải quyết tình trạng này. Tuy nhiên trước khi sử dụng mẹ bầu nên hỏi và tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng vì chúng có thể gây tác dụng không mong muốn.

Tham khảo: https://medipharusa.com/men-tieu-hoa-la-gi.html

Tích cực vận động thể dục 

Bên cạnh việc bổ sung các chất cần thiết cho cơ thể mẹ tốt cho hệ thống tiêu hóa qua đường ăn uống mẹ bầu cần chú ý đến thói quen sinh hoạt hàng ngày như tập thể dục và vận động thường xuyên hơn

Vấn đề rối loạn tiêu hóa đặc biệt là táo bón sẽ không tìm đến mẹ bầu nếu họ duy trì được thói quen tập thể dục hàng ngày. Tuy vậy các mẹ bầu chỉ nên tập các bài tập nhẹ nhàng và tốt cho thai nhi như: tập yoga, đi bộ, ngồi thiền,… giúp cơ thể mẹ cảm thấy thoải mái hơn, thư giãn hơn.

  • Chi nhỏ các bữa ăn: Nhằm mục đích giảm thiểu tình trạng rối loạn tiêu hóa ở mẹ bầu. Thay vì ăn 3 bữa/1 ngày và ăn no trong mỗi 1 bữa thì các mẹ bầu có thể ăn 4 – 5 bữa/ngày với lượng thức ăn mỗi bữa ít hơn nhưng vẫn đảm bảo đầy đủ chất dinh dưỡng trong một ngày. Duy trì chế độ ăn này sẽ phòng tránh được hiện tượng đau bụng do rối loạn tiêu hóa ở bà bầu.
  • Ăn chậm, nhai kỹ trước khi nuốt: Để tránh dạ dày của mẹ bầu phải làm việc nhiều khi ăn mẹ bầu nên nhai kĩ đồ ăn. Từ đó hệ thống tiêu hóa có thể làm việc tốt hơn giúp giảm thiểu tình trạng rối loạn tiêu hóa.
  • Thực hiện ăn chín, uống sôi, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm: Nếu không muốn bị rối loạn tiêu hóa mẹ bầu nên hạn chế ăn những đồ tươi sống, gỏi, rau sống, thực phẩm không rõ nguồn gốc, thức ăn chưa được chín kĩ vì có thể bên trong đồ ăn chứa các vi khuẩn gây hại cho đường ruột.

Xem ngay: Men tiêu hóa cho người lớn | Loại bác sĩ thường kê đơn

Những thông tin chúng tôi cung cấp trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo nếu mẹ bầu gặp các vấn đề về rối loạn tiêu hóa  tốt nhất hãy đến bác sĩ để thăm khám và tư vấn để đạt được kết quả tốt nhất nhé.