Nhiều người chủ quan cho rằng đau bụng quặn từng cơn là biểu hiện thông thường mà ai cũng gặp. Thực chất đây là một dấu hiệu đỏ thể hiện đường ruột của bạn đang gặp vấn đề. Những triệu chứng đau xuất hiện với tần suất nhiều chứng tỏ tình trạng bệnh càng nghiêm trọng. Bài viết này sẽ nêu một số những cách để giải quyết những cơn đau bụng quặn từng cơn nhanh.
Đau bụng quặn từng cơn là bệnh gì?

Đau bụng quặn từng cơn là dấu hiệu sơ cấp của những bệnh lý về hệ tiêu hóa đáng chú ý. Sự bất thường của vùng bụng sẽ ảnh hưởng phần nào tới sức khỏe chung của cơ thể. Vậy những bệnh lý nào có biểu hiện triệu chứng đau bụng quặn từng cơn như vậy? Một số những căn bệnh có liên quan mà bạn nên để tâm có thể kể đến như:
Bệnh tiêu chảy mạn tính
Sự gây hại của vi khuẩn E.Coli sẽ khiến cho người bệnh đau bụng quặn từng cơn kèm tiêu chảy. Mức độ đau bụng sẽ theo từng đợt và kéo dài trong khoảng thời gian ngắn. Người bệnh cảm nhận cơn đau lúc âm ỉ, lúc quặn thắt khiến cơ thể kiệt quệ. Khi đi vệ sinh, phân ra ở dạng lỏng, có máu và kèm triệu chứng nôn, chán ăn, sốt nóng.
Thời gian triệu chứng này biểu hiện quá 4 tuần chứng tỏ người bệnh mắc tiêu chảy mạn tính. Việc cần làm là bạn nhanh chóng thăm khám tại cơ sở y tế để điều trị kịp thời. Nếu cứ chần chừ thì người bệnh sẽ phải đối mặt hệ lụy không tưởng.
Bệnh rối loạn hệ tiêu hóa

Hệ tiêu hóa gặp trục trặc ảnh hưởng tiêu cực tới chất lượng cuộc sống hàng ngày của người bệnh. Nguyên nhân khiến tình trạng này xảy ra đa dạng với những biểu hiện chung như:
- Tình trạng đau vùng bụng dai dẳng hay đau bụng quặn từng cơn kèm tiêu chảy.
- Phân có dạng lỏng hay nước, chứa cả dịch nhầy hay máu là biểu hiện của sự rối loạn.
- Bệnh nhân luôn cảm thấy buồn nôn và tần suất nôn diễn ra liên tục và nhiều đợt.
- Vùng bụng dễ thấy chướng và căng tức, đầy hơi gây khó chịu trong sinh hoạt ăn uống.
- Ăn uống đều cảm thấy không ngon miệng, đắng miệng hay thậm chí không có cảm giác thèm ăn.
- Sự thiếu nước do nôn nhiều lần khiến cổ họng rát, nẻ môi và làm làn da sẫm màu đi.
Bệnh viêm đại tràng cấp mãn tính
Hai mức độ phổ biến của bệnh viêm đại tràng là cấp tính và mãn tính. Bệnh này là do sự tấn công của vi khuẩn vô đường ruột gây viêm nhiễm. Biểu hiện thường gặp là cơn đau ở xương chậu, phân ra dạng lỏng và có máu. Người bệnh cảm thấy mệt mỏi, sốt nóng, tụt ký hay đau bụng đi ngoài với tần suất nhiều.
Bệnh ung thư đường ruột
Đau bụng quặn từng cơn kèm tiêu chảy là bị gì? Ung thư đường ruột cũng được biểu hiện ra bên ngoài những triệu chứng như vậy. Khả năng hấp thụ dinh dưỡng bị cản trở khiến bụng đau liên tục và đi ngoài ra máu.
Bệnh ung thư tuyến tụy

Điển hình của bệnh ung thư tuyến tụy là đau bụng kèm tiêu chảy, phân màu nhạt và có mùi. Cấp độ đau sẽ tăng dần từ đau vừa đến đau quặn dữ dội và dai dẳng. Vàng da, xuống ký, đi tiểu ra nước màu cam là báo hiệu cho sự tăng trưởng của khối u.
Viêm loét dạ dày
Vi khuẩn HP hoành hành có thể gây viêm loét dạ dày và đau bụng quặn từng cơn khó chịu. Người hay uống bia rượu, sinh hoạt không điều độ, bị stress…khiến bệnh thêm trầm trọng. Viêm loét dạ dày thời gian dài sẽ gây ra tình trạng xuất huyết. Khi ấy, một phần máu sẽ được tiêu hóa trực tiếp nên nâng mức độ đau quặn lên mức cao hơn.
Tham khảo thêm: Đau bụng quặn từng cơn kèm tiêu chảy buồn nôn là bệnh gì?
Cách điều trị đau bụng quặn từng cơn hiệu quả
Sử dụng thuốc
Giải pháp thuyên giảm đau bụng quặn từng cơn nhanh là điều trị bằng thuốc. Bệnh nhân sẽ uống thuốc theo toa được bác sĩ kê chứ không tự ý mua bên ngoài. Với mỗi tình trạng bệnh khác nhau, bác sĩ sẽ lấy thuốc với liều lượng phù hợp.
Thuốc giảm đau, chống co thắt, bảo vệ niêm mạc… được kê để đẩy lùi cơn đau nhanh chóng. Nhiều trường hợp nghiêm trọng thì sẽ được sử dụng thuốc diệt virus, ký sinh trùng. Chỉ có những trường hợp xác định tác nhân gây bệnh do virus thì mới kê thuốc như vậy.
Những loại thuốc trên sẽ phát huy tác dụng điều hòa tiêu hóa hiệu quả. Nhưng liều lượng sử dụng quá mức cho phép sẽ khiến hệ vi sinh đường ruột thêm rối loạn. Thêm vào đó, những hệ lụy nghiêm trọng cũng phát sinh như dị ứng, suy gan, hạ đường huyết…
Không sử dụng thuốc
Đối với mức độ biểu hiện đau bụng quặn từng cơn nhẹ thì không cần sự can thiệp của thuốc. Người bệnh có thể áp dụng những cách sau đây để cải thiện tình trạng đau của mình:
Uống đủ lượng nước cần thiết
Việc đi ngoài ra phân lỏng nhiều lần trong ngày khiến cơ thể mất nước. Vì vậy, bạn cần bổ sung nước và điện giải cho cơ thể bằng những biện pháp sau:

- Uống nhiều nước hơn trong một ngày
- Uống các loại dung dịch để bổ sung nước và điện giải Oresol
- Nước ép trái cây, cháo dạng loãng… cũng sẽ là nguồn cung cấp nước hữu ích cho bạn.
Luyện tập thể thao kết hợp ăn uống lành mạnh
Nghỉ ngơi điều độ sẽ khiến cho tình trạng đau bụng quặn từng cơn thuyên giảm. Hoạt động thể chất nhiều sẽ hỗ trợ cho sự khỏe mạnh của hệ tiêu hóa bị thương tổn. Đây cũng sẽ là biện pháp có lợi cho sự bình phục của cơ thể.
Thói quen ăn uống thiếu khoa học khiến tình trạng đau bụng quặn từng cơn thêm trầm trọng. Một chế độ ăn đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết sẽ hỗ trợ tích cực đến quá trình lành bệnh. Nếu có thể thì bạn nên hạn chế ăn đồ ăn nhanh, đóng hộp, chứa nhiều dầu mỡ.
Bù đắp thêm men vi sinh
Sự phát triển vi khuẩn có hại trong đường ruột lấn át vi khuẩn có lợi. Điều này khiến hệ tiêu hóa rối loạn và gây đau vùng bụng dai dẳng. Theo đó, khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng của người bệnh suy giảm.
Bổ sung lợi khuẩn là cách khiến hệ tiêu hóa hoạt động khỏe hơn, cải thiện hấp thụ dinh dưỡng. Những men vi sinh này khi vào đường ruột có thể kích thích tiêu hóa, tăng khả năng bình phục. Tình trạng rối loạn tiêu hóa cũng theo đó được giảm về mức tối thiểu nhất.
Đau bụng quặn từng cơn chứng tỏ bạn đang cần làm gì đó để bảo vệ hệ tiêu hóa của mình. Biểu hiện này là lời cảnh tỉnh và nhắc nhở người bệnh thăm khám và điều trị kịp thời. Mong rằng những chia sẻ này sẽ mở rộng hiểu biết của bạn về bệnh lý có liên quan. Để từ đó, những rủi ro không đáng có do thiếu nhận thức về bệnh sẽ được hạn chế.
Tham khảo thêm thông tin tại website: 24hkhoedep.com