Đau dạ dày là tình trạng dạ dày bị kích ứng do nhiều nguyên nhân khác nhau. Người bị đau dạ dày thường đau âm ỉ vùng bụng, có các biểu hiện mệt mỏi, chán ăn và buồn nôn làm ảnh hưởng đến sức khỏe.
Sớm năm được các nguyên nhân đau dạ dày giúp người bệnh thay đổi thói quen sinh hoạt và tìm ra các giải pháp hỗ trợ chữa trị tốt nhất.
Các nguyên nhân đau dạ dày thường gặp nhất
Ăn uống không điều độ, khoa học
Đây là một trong những nguyên nhân đau dạ dày phổ biến nhất ở mọi lứa tuổi. Bởi vì ăn uống thường có mối liên hệ giữa sức khỏe và các hoạt động tiêu hóa.
Các bác sĩ kết luận rằng khi ăn uống không điều độ và thiếu khoa học sẽ làm ảnh hưởng đến sức khỏe của dạ dày, gây ra các tổn thương và dẫn đến đau dạ dày.

Dưới đây là thói quen xấu mà rất nhiều người mắc phải:
- Hay nhịn ăn sáng, hoặc bữa sáng ăn quá ít không đảm bảo đủ dinh dưỡng.
- Thường xuyên ăn mặn, ăn các loại thực phẩm cay nóng, chua, đồ ăn chế biến sẵn…
- Hay ăn khuya hoặc có thói quen ăn xong ngủ ngay.
- Nhai nuốt thức ăn vội vàng làm cho hoạt động co bóp của dạ dày phải kích hoạt ở tần suất cao.
- Hay ăn vặt, ăn không đúng bữa, ăn quá nhiều trong một bữa.
Căng thẳng, lo âu kéo dài
Người hay có thói quen lo lắng, lo âu, hoặc tinh thần căng thẳng kéo dài rất dễ dẫn đến đau dạ dày hơn so với những người có tinh thần thoải mái, vui vẻ.
Nguyên nhân là do căng thẳng, áp lực khiến dạ dày tăng co bóp và tiết dịch, mất cân bằng dẫn đến tự bào mòn niêm mạc gây viêm loét.
Dị ứng và không dung nạp được thực phẩm
Nếu bạn bị dị ứng và không dung nạp được các loại thực phẩm dưới đây thì đừng cố sử dụng chúng nữa nhé. Bởi đây cũng là một trong các nguyên nhân đau dạ dày mà mọi người có thể chưa biết. Chúng khiến cho dạ dày của bạn khó tiêu và phải làm việc hết công suất, từ đó mà làm ảnh hưởng đến sức khỏe của dạ dày bạn.

Một trong các thực phẩm như:
- Các loại hải sản có vỏ như ngao, sò, ốc, tôm, cua,…
- Cá.
- Đậu phộng.
- Lúa mì.
- Sữa.
- Đậu nành.
- Trứng.
Nếu hệ tiêu hóa bị dị ứng hoặc không dung nạp một số loại thức ăn, đồ uống nhất định, người bệnh nên liên hệ trực tiếp với bác sĩ để lên kế hoạch ăn kiêng phù hợp.
Nếu phải sử dụng các loại thực phẩm này trong một thời gian dài sẽ khiến cho tình trạng đau dạ dày trở nên nghiêm trọng hơn.
Dạ dày có virus Hp
Nhiều loại vi khuẩn, nấm gây nên tình trạng viêm loét dạ dày gây đau, xuất huyết. Trong đó, phổ biến nhất là vi khuẩn Hp, viết tắt từ Helicobacter pylori. Nhiều trường hợp bệnh nhân nhiễm vi khuẩn Hp nhưng không bị loét dạ dày, việc uống nhiều rượu bia, ăn đồ độc hại sẽ tạo môi trường tốt cho vi khuẩn phát triển và gây hại dạ dày.
Đau dạ dày do các bệnh đường tiêu hóa

Số liệu thống kê ghi nhận, nhiều trường hợp đau dạ dày là do một số bệnh lý về đường tiêu hóa gây ra. Phải kể đến các bệnh sau:
- Trào ngược dạ dày thực quản: Đây là tình trạng sức khỏe mãn tính, thường có xu hướng nghiêm trọng dần theo thời gian. Triệu chứng của bệnh thường bùng phát khi ăn no hay trong khi ngủ. Bạn sẽ thường bị đau thượng vị, ợ chua, ợ nóng hay buồn nôn.
- Viêm loét dạ dày – tá tràng: Bệnh lý này xuất hiện khi lớp niêm mạc ở dạ dày và phần đầu của ruột non bị tổn thương và viêm loét. Tình trạng này thường làm bùng phát những cơn đau dạ dày sau khi ăn.
- Bệnh Crohn: Là một bệnh viêm ruột đặc trưng bởi tình trạng viêm nhiễm lan sâu vào các lớp mô ruột. Người bệnh có thể bị đau ở vị trí dạ dày, kèm theo đó là tiêu chảy, có xuất hiện máu trong phân, cơ thể suy nhược…
- Ung thư dạ dày: Đây là loại ung thư phổ biến nhất ngay tại cơ quan ác tính. Khối u ác tính xuất hiện ở dạ dày có thể làm bùng phát những cơn đau ở bất cứ thời điểm nào. ở giai đoạn muộn, người bệnh còn bị đau dạ dày dữ dội kèm theo chán ăn, mệt mỏi, sút cân bất thường…
Cách phòng tránh bệnh đau dạ dày tốt nhất
- Thường xuyên vận động thể dục thể thao để tăng cường sức khỏe, giúp trao đổi chất tốt hơn;
- Hạn chế ăn các thực phẩm chua, cay nóng, hoặc các loại đồ uống có gas, bia rượu, các loại chất kích thích gây hại lên bao tử;
- Tránh ăn các loại thực phẩm qua chế biến như nướng, chiên, xào nhiều dầu mỡ, hoặc là các loại đồ ăn chế biến sẵn như khoai tây, thịt xông khói, mì gói, đồ hộp,…
- Uống đầy đủ nước mỗi ngày 2 lít giúp cơ thể tiêu hóa thức ăn tốt hơn;
- Bổ sung các thức ăn tốt cho dạ dày như: cơm, bánh mì, xôi nếp, đu đủ, nước ép táo, sữa chua, sữa lên men lợi khuẩn,…
Ngoài ra, các bác sĩ cũng khuyên người bệnh nên hỗ trợ bổ sung cho cơ thể các loại viên nghệ mật ong hằng ngày để hỗ trợ điều trị, chữa lành các vết thương ở dạ dày, giúp kháng các loại vi khuẩn xâm hại đến dạ dày, đồng thời giúp ngăn ngừa ung thư dạ dày,…

Hơn nữa, viên nghệ mật ong còn có nhiều lợi ích tuyệt vời tốt cho sức khỏe. Bạn có thể tham khảo thêm tại >>> Viên nghệ mật ong có tác dụng gì? Dùng sao cho đúng cách?
Tóm lại chủ đề về Nguyên nhân đau dạ dày, người bệnh nên xây dựng một lối sống sinh hoạt khoa học và hợp lý, kiêng cữ các loại thức ăn có thể gây hại cho dạ dày, đồng thời bổ sung các loại thực phẩm hoặc hoạt chất giúp chữa lành tình trạng viêm loét, tránh các biến chứng nguy hiểm tiềm ẩn có thể xảy ra.
Tham khảo thêm tại nguồn: Nhà thuốc Việt
Xem thêm: